Đăng Ký Học
Ngày 12/12/2019 08:25:32, lượt xem: 10700
MỞ BÀI :
“Sống toàn tâm, toàn chí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan “
Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ . Thứ mà chúng ta đang có cũng là thứ mà chúng ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai . .Nuối tiếc thời gian tuổi trẻ cũng chính là quý trọng thời gian của cuộc đời . Sự nuối tiếc đó khởi nguồn từ tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt , là niềm khao khát được sống , được cảm nhận những gì tinh túy nhất trên đời để trân trọng . Trần gian rất đẹp , tôi muốn giữ lấy nó nhưng quy luật của thời gian của tạo hóa không để cho tuổi trẻ vĩnh hằng vậy nên làm sao tôi có thể cưỡng lại được quy luật của tự nhiên . Và đến với “ Vội Vàng “ – Xuân Diệu ta bắt gặp ngay một quan niệm nhân sinh – vũ trụ mới mẻ của tác giả nói riêng và cũng là của cả một phong trào thơ văn trước cách mạng nói chung .
THÂN BÀI :
Là nhà thơ lãng mạn , Xuân Diệu có nhiêu hoài bão , ước mơ , lại là một nhà thơ luôn yêu đời , ham sống đến cuồng nhiệt . Nhưng trong cuộc đời cũ Trước Cách mạng tháng tám , nhưng điều đó thật khó đạt được đối với một thế hệ thi nhân mất nước như Xuân Diệu . Ông luôn có cảm giác lo sợ , thấy cuộc đời ngắn ngủi , tuổi xuân và tuổi trẻ vô tình lướt qua như một cơn gió nên phải “ vội vàng “ để tân hưởng cuộc đời ấy .
“ Vội Vàng ’’ một cách cuống quýt , gấp gáp nhưng không hề trong vô thức , nó hoàn toàn nằm trong tiềm thức của tác giả . Ở một nơi nào đó nếu bạn muốn mình giàu có , hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc cũng chẳng thể mua được . Và một trong những điều đó chính là thời gian . Ở bài thơ cũng vậy , tác giả luôn muốn thời gian dừng lại ở những khoảnh khắc đắm say , tươi đẹp nhất để có thể đằm mình vào cảm nhận thêm chút nữa .
ĐOẠN 1:
Xuân Diệu yêu đời và ham sống , ông ý thức rất rõ về sự tồn tại có giới hạn của đời người trước thời gian “ một đi không trở lại ” nên ông muốn để thời gian trôi chảy , tuổi trẻ cứ tàn phai theo tháng năm . Trước Cách mạng Xuân Diệu đã hơn một lần tâm sự : “ Tôi sợ mất sự sống của tôi , tôi không muốn nó rớt chảy trôi theo dòng ngày tháng ” ( Lời đưa duyên – 1945 ) .
Mở đầu bài thơ , thi sĩ muốn tắt nắng buộc gió , … mà lí do của hành động ấy là để cho hương sắc của cuộc đời đừng nhạt phai , đừng chảy trôi theo dòng ngày tháng :
“Tôi muốn tăt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại ,
Cho hương đừng bay đi ”
Bằng sự độc đáo , sắc riêng của Xuân Diệu đã được thể hiện ngay từ bốn câu đàu với thể thơ ngũ ngôn . Thể thơ ấy phải chăng quá phù hợp với việc thể hiện cảm xúc vồ vập của tác giả bởi những câu thơ ngắn giàu nhịp điệu . Điệp ngữ “ tôi muốn ” được nhắc lại hai lần cùng với đó là động từ mạnh” tắt , buộc ” đã thể hiện rõ khát vọng của nhà thơ . Phải là người yêu thiên nhiên , yêu tất cả những điều đơn sơ mà bình dị thì mới có thể đằm mình vào sắc vàng của nắng , hương sắc ngọt ngào và ý vị cho đời . Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa thắm tươi mãi bên đời , bên người .Ngông cuồng hơn là Xuân Diệu muốn vũ trụ ngừng quay , thời gian ngừng trôi để thi nhân không ngừng tận hưởng những phút giây tuổi trẻ của đời mình bởi vì đơn giản tuổi trẻ chẳng chờ ai . Cứ nhẹ nhàng nhưng lại mãnh liệt , cứ phiêu đến si mê , ngây ngất trước bức tranh rực xuân tình , xuân sắc với cuộc sống ngọt ngào dậy men tình của con người . Đó là cuộc sống trần gian quanh ta với những điều đáng yêu đến vô cùng mà con người ta vội vàng bước qua trong sự vô tình còn tác giả thì không , ông thả hồn mình trang trải khắp muôn nơi gieo rắc lên những trái ngọt hoa thơm vào lòng độc giả những điều tưởng như biết nhưng rồi hóa hư không . Ông ngông cuồng nhưng cái ngông của vạn sự đẹp đẽ trên đời .
ĐOẠN 2 ;
Nếu như thời ấy Chế Lan Viên than khóc cho một đế chế “ điêu tàn ” trong quá khứ
, còn với cuộc đời thực tại ông chỉ thấy toàn là sự khổ đau :
“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem xuân chi đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nỗi khổ đau ”
Còn Vũ Đình Liên nuối tiếc cái đẹp xưa , những vàng son của một thời quá vãng thì bằng cảm quan thẩm mĩ tích cực và độc đáo của Xuân Diệu luôn tìm thấy cái đẹp và hạnh phúc ngay giữa cuộc đời trần thế. Trước cuộc đời , thơ Xuân Diệu luôn là “một nguồn sống rạo rực chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này ”. Viết về cuộc đời về sự sống, thơ ông thường có những xúc cảm rất đặc biệt . Sự vồ vập , sung sướng trước một thế giới tươi non, đầy mật ngọt hoa thơm nhiều tình ái, ánh sáng và âm nhạc… tất cả đều cuốn hút , say mê.
Với tâm hồn khát sống , khát yêu ,tận hiến ,tận hưởng Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới, đầy tình tứ :
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hành mi
Mỗi buổi sớm thần vu hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ”
Đó là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng một hồn thơ có “ Cặp mắt non xanh biếc rờn ”. Cảnh vật đang vào độ thanh tân , diễm lệ .Cảnh vật hiện lên đều có đoi có cặp : “ Ong bướm – tuần tháng mật ” , “ Hoa đồng nội xanh rì ” , “ lá cành tơ ” , “ yến anh – khúc tình si ” . “ Này , đây ” là những từ có chức năng định vị một không gian gần , chỉ một địa điểm , điều hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. Hai từ ấy lại được Xuân Diệu kết hợp theo lối song trùng khiến cho yếu tố đứng sau nó được nhấn mạnh thêm . Bằng phương thức đảo ngữ và lặp đi lặp lại trong dòng thơ tạo thành một điệp khúc xôn xao , náo nức trong tâm hồn nhà thơ . Màu hoa trở nên ngát hương , ong bướm tình tứ ngọt ngào , cây cối đâm chồi nảy lộc . Điểm vào cảnh ấy là tiếng chim yến anh là say đắm lòng người .Có những khi khát khao của tác giả lại càng trở nên cháy bỏng , tác giả muốn được như thế và hơn thế :
“ Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời ”
Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng câu thơi đầy sức gợi tình : “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ” rất “ ngon ”, “ ngọt ” của những cặp đô vào lễ tình nhân . Bởi thế mà có lẽ mùa xuân là là đẹp nhất trong năm , tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất đời người . Ở đây trong sự so sánh giữa thiên và con người , tác giả đã mang đến cho độc giả một quan niệm nghệ thuật về con người rất mới mẻ : “ con người là vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội , tinh khôi và tràn đầy nhựa sống ”.
KẾT BÀI :
-Tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống , sống mãnh liệt hết mình.
- Trân trọng quan niệm nhân sinh ,tích cực cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ.
- Hãy trân trọng tuổi trẻ - cái tuổi mà con người ta đủ sức để có thể gánh vác cuộc đời .
-------------------
Cre: ST
Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan